Quy trình nuôi chim yến

Thứ bảy - 28/03/2020 05:38
Để có một căn nhà Yến thành công ngoài các vấn đề phải biết cách quan sát hướng bay của đàn Yến, mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp, đồng thới phải tạo ra môi trường vĩ mô và vi mô đảm bảo cho căn nhà có các điều kiện sinh học về môi trường sống của chim yến.
Quy trình nuôi chim yến
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ 
PHẠM DUY KHIÊM-HHYS VN
I./ Đặc điểm phân biệt các loại Yến/Nhạn tiêu biểu
Trong các loại yến ở Việt Nam, chỉ có yến Hàng làm tổ trong nhà và tổ yến cho kinh tế cao

 
Việt Nam Tiếng Anh Tiếng Indonesia Loại tổ
Ến Swallow   Cỏ - rác
Nhạn Martin   Cỏ - rác
Yến cỏ Indonesia Collocalia Seriti Cỏ - nước bọt
Yến cỏ Việt Nam Apus Affinis   Cỏ - nước bọt
Yến cây dừa Cypsiurus   Cỏ
Yến Hàng/Yến tổ trắng Unicolor

Swiftlet
 


Nước bọt
Maximus
Germanicus
Fuciphagus


1./ Yến cỏ Việt Nam (Apus Affinis)
Sải cánh to (14-16cm);
Đuôi có mảng trắng;
Màu đen tuyền ;
Tiếng kêu đặc biệt;
Đập cánh một nửa;
Làm tổ bằng cỏ và chồng lên nhau;
Tổ tại chỗ sáng, tháp nước, hiên nhà.
IMG 1717
Thực chất Yến cỏ Việt Nam là một loài Én.

2./ Yến cỏ cây dừa (Cypsiurus)
 Đuôi nhọn sẻ đôi;
Thân mỏng hơn các loài khác;
Tiếng kêu đặc trưng;
Đi theo đàn 4 đến 5 con;
Thường đậu cây dừa;
Tốc độ bay rất nhanh;
Tổ bằng cỏ làm trên cây dừa.

3./ Yến hàng (Aerodramus Germanicus)
Thân nhỏ (12 – 14cm);
Ngực xám ;
Lưng mảng màu sáng;
Tiếng kêu đặc trưng phát sóng siêu âm;
Sinh sống tại các đảo ven biển Việt Nam;
Tổ màu hơi xám hoặc đỏ;
Một năm sinh sản 2 lần
.
IMG 1716


4./ Yến tổ trắng (Aerodramus Fuciphagus)
Sải cánh dài (12-15cm);
Đuôi bầu ;
Lưng không có khoảng trắng;
Tiếng kêu đặc trưng có phát sóng siêu âm;
Đập toàn bộ cánh khi bay;
Tổ to 8-12g;
Sinh sản 3-4 lứa một năm;

II./ Đặc tính sinh học của chim Yến tổ trắng (Aerodramus Fucphagus)

1./ Vòng đời của Chim Yến
2./ Phân nhóm chim Yến tổ trắng (Aerodramus Fucphagus):


Được phân thành hai nhóm sống khác nhau : Bầy đàn và Đơn côi;
Một nhà Yến có nhiều đàn sống chung với nhau;
     - Thói quen lượng vòng quanh tổ của chim Yến:
+ Khởi động vào buổi sáng trước khi đi kiếm ăn;
+ Hạ nhiệt vào buổi chiều trước khi vào nhà.

3./ Các đặc tính sinh học khác:

Thích chỗ tối (độ sáng 0,2 Lux);
Thích độ ẩm cao (80 – 95%, lý tưởng nhất 85%);
Thích nhiệt độ ổn định (28oC);
Thích chơi đùa với nước.

III./ Mô tả qui trình kỹ thuật nuôi chim Yến

Để có một căn nhà Yến thành công ngoài các vấn đề phải biết cách quan sát hướng bay của đàn Yến, mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp, đồng thới phải tạo ra môi trường vĩ mô và vi mô đảm bảo cho căn nhà có các điều kiện sinh học về môi trường sống của chim yến.

1./ Điều kiện môi trường vĩ mô:
1.1./ Các vị trí có thể xây dựng nhà nuôi chim Yến:


- Gần một căn nhà Yến có sẵn;
- Nơi chim Yến bay qua trên đường đi kiếm ăn và trên đường bay về tổ;
- Chim Yến bay vòng quanh khu vực trước khi vào tổ;
- Nơi kiếm ăn hàng ngày của đàn Yến.
- Môi trường xung quanh của nhà nuôi chim Yến:
+ 50% cây bụi, đồng lúa;
+ 30% cây cao;
+ 20% mặt nước.
- Điều kiện quanh nhà nuôi chim Yến:
+ Gần ao, hồ, mặt nước;
+ Không có nhiều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn;
+ Có những cây thấp thu hút côn trùng như Leucanea Glauca(Keo dậu, dẹt).
- Những kinh nghịêm nhận dạng nhà nuôi chim Yến sẳn có:
- Xác định nhà Yến chính xác
- Xác định vùng chim đang lượn vòng            
- Tìm độ cao để quan sát
- Xác định các loài chim Yến
- Quan sát bầu trời

1.2./ Lỗ ra vào của chim Yến:
- Lỗ ra vào quyết định khá lớn lượng chim có thể vào trong nhà:
+ Lỗ trên chuồng cu.
+ Lỗ ngang.
- Lỗ ra vào có thể lớn(80x40cm) trong quá trình dụ chim ban đầu và thu nhỏ lại (50x20cm) sau khi chim vào nhà ở.
- Nên làm ống chắn sáng tại lỗ
Chú ý: Việc mở lỗ ra vào phải đúng hướng đậy là điều kiện rất quan trọng quyết định thành công của căn nhà nuôi chim Yến!
Kích thước lỗ ra vào:
+ Từ 20x30cm.
+ Nên lớn hơn rất nhiều trong thời gian dụ chim ban đầu.
 
Stt Kích thước Số lượng chim tối đa
1 20x30cm 1000 cá thể
2 40x30cm 2000 cá thể
3 20x60cm 3000 cá thể
4 40x60cm 4000 cá thể
5 40x80cm 6000 cá thể

Chú ý: Nếu là nhà Yến mới xây dựng thì kích thước lỗ ra vào phải lớn hơn 40x80cm!

1.3./ Trường, trần và lỗ thông hơi:
- Tường: Có các loại tường khác nhau
+ Dùng gỗ.
+ Dùng ván cách nhiệt.
+ Gạch lỗ xây 2 lớp.

- Trần:
+ Dùng ván gỗ.
+ Bêtông tổng hợp.
+ Bêtông dùng đổ mê trong xây dựng.

- Lỗ thông hơi:          
+ Dùng ống thông hơi.
+ Xây theo kiểu khe thông hơi.
           
IMG 1715

1.4./ Mái nhà, vòi phun nước và cây Leucanea:

- Mái nhà:
+ Độ nghiêng ảnh hưởng đến độ nóng của nhà nuôi.
+ Nhiều vật liệu khác nhau có thể áp dụng (Tôn, ngói, bê tông).
+ Không nên đổ nước lên nóc hoặc mái bằng nếu không chống thấm tốt.

- Vòi phun nước:
+ Vòi phun tròn.
+ Vòi phun dài.
+ Các loại vòi phun khác.

-     Cây 
Leucanea (Cây dẹt, cây táo nhơn):
+ Trồng xung quanh nhà nuôi.
+ Nên gieo hạt mùa mưa hoặc dùng nước tưới.

2./ Điều kiện môi trường vi mô:
2.1./ Nhiệt độ và độ ẩm:


Nhiệt độ:
+ Từ 26-300C.
+ Phải có hệ thống thông hơi.
+ Kết hợp kết cấu mái, tường, hệ thống tạo ẩm trong nhà nuôi.

 Độ ẩm:
+ Sử dụng máy tạo độ ẩm.
+ Làm hồ nước trong nhà nuôi.
+ Đường nước chạy trên tường
+ Kết hợp cấu trúc tường, lỗ thông hơi trong nhà nuôi.
Chú ý: Nhiệt độ và độ ẩm thường tỉ lệ thuận với nhau!

2.2./ Thanh làm tổ:
- Dùng đẻ chắn ánh sáng rọi vào trong nhà nuôi.
- Dùng để chắn gió.
- Kích thước phải đủ dài để không đụng vào đuôi chim.
- Khoảng cách giữa hai thanh được lắp đặt cách nhau 30cm.
- Đặc điểm của thanh làm tổ phải mềm, nhẹ, có độ bền cao và phải xử lý bằng hóa  chất tẩm cho thanh.                              
IMG 1714

2.3./ Xử lý mùi bầy đàn và âm thanh kêu gọi bầy đàn:

Xử lý mùi bầy đàn:
+ Phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn từ 2-3 tháng một lần.
+ Phun cách trần 50cm.
+ Không phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn vào các khung gỗ

Âm thanh kêu gọi bầy đàn:
+ Dùng đĩa CD gốc để có âm thanh rõ ràng trong quá trình dẫn dụ chim.
+ Chỉ sử dụng Loa treble, không dùng loa Bass. 
+ Âm thanh dẫn dụ chim phải được vào buổi sáng trước khi bay đi kiếm ăn và lúc 
chiều đàn chim bay về.
+ Không được mở âm thanh dẫn dụ chim qua đêm.

2.4./ Quản lý ánh sáng và thiết kế đường bay cho chim:

Ánh sáng:
+ Kích cỡ lỗ ra vào cho nhà nuôi.
+ Phòng chuyển tiếp.
+ Lắp thanh làm tổ ngang nguồn sáng.
+ Ống chắn sáng. 

Đường bay:

+ Lỗ ra vào
+ Lỗ liên phòng
+ Lỗ liên tầng (nếu nhà Yến xây dựng nhiều hơn một tầng).

2.5./ Các loại thiên dịch của Chim:
Stt Nội dung Stt Nội dung
1 Chuột 8 Nấm
2 Gián 9 Chim hoang dã
3 Kiến 10 Mèo
4 Rệp 11 Chim nhà, bồ câu
5 Tắc kè 12 Muỗi
6 Cú mèo 13 Ong
7 Dơi 14 Ăn trộm

Chúy ý: Trong các địch hại của chim Yến, kẻ trộm là địch hại nguy hiểm nhất vì không những lấy tổ của chim mà còn gây động, vứt trứng và chim non đi với số lượng lớn. Bảo vệ nhà Yến với những cách sau:

- Thu nhỏ chiều cao của lỗ ra vào sau khi chim đã làm tổ (còn khoảng 20cm).
- Làm cửa sắt dày, khóa an toàn hoặc khóa ngầm bên trong cửa sắt.
- Lắp camera hồng ngoại và hệ thống báo trộm hồng ngoại nếu điều kiện cho phép.

CÔNG TY CHÚNG TÔI CHUYÊN :
- TƯ VẤN THIẾT KẾ , XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN
- CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NUÔI YẾN TRONG NHÀ
- MUA BÁN THIẾT BỊ LÀM NHÀ YẾN
( TƯ VẤN MIỄN PHÍ )

CHUYÊN GIA LÀ NHỮNG KỸ SƯ XÂY DỰNG CÓ KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN
CÔNG TY XÂY DỰNG TRỌN GÓI CẢ PHẦN THÔ VÀ CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT NUÔI YẾN
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY :
- CÔNG TRÌNH NHÀ NUÔI YẾN BÌNH DƯƠNG VỚI DIỆN TÍCH : 15 X 35 X 2 TẦNG
- CÔNG TRÌNH NHÀ NUÔI YẾN NHƠN TRẠCH DIỆN TÍCH  : 10 X 20 X 3 TẦNG ( 2 CĂN LIỀN KẾ )
- CÔNG TRÌNH NHÀ NUÔI YẾN BÌNH ĐINH VỚI DIỆN TÍCH : 15 X 20 X 3 TẦNG
- CÔNG TRÌNH NHÀ NUÔI YẾN ĐÀ NẴNG VỚI DIỆN TÍCH : 10 X 17 X 3 TẦNG
- Xây dựng nhà Yến là một công việc đầu tiên phải làm khi bước chân và lĩnh vực nuôi chim Yến, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn những điểm cần lưu ý khi xây dựng nhà Yến tạo sự khởi đầu thành công.
 
1. Địa điểm:
Khảo sát để biết lượng chim trung bình tại khu vực muốn xây dựng. Trung bình trên 10 cặp là có thể xây. Cần xét thêm về sinh cảnh khu vực muốn xây, nếu gần vùng biển, sông hồ, gần vùng đầm lầy hay rừng cây có nguồn thức ăn dồi dào, khu vực có khí hậu ôn hòa hơn những vùng lân cận… thì sản lượng thu hoạch sau này cao hơn.
Tránh xây dựng nơi đã có quá nhiều nhà nuôi yến do nhiều chi phí, độ rủi ro cao.

2. Diện tích:
Tùy thuộc vào khả năng của chủ đầu tư, mức tối thiểu 100m2 (ngang, 5m, dài 10m).
Diện tích lý tưởng: 8m x 20m, 1 trệt 2 lầu.

3. Những yếu tố kỹ thuật căn bản:
Phần xây:
- Nên làm tường 2 lớp, thông gió chéo, mái đỗ sàn có lớp đệm để bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm cho một quá trình lâu dài.
- Chống thấm và thoát nước mặt sàn tốt (phần quan trọng), có nhiều cách làm bảo đảm và tiết kiệm như sử dụng lưới, nylon…
- Bố trí hồ nước trong nhà (tầng trệt) để duy trì nhiệt độ, độ ẩm ổn định, hỗ trợ hệ thống tạo ẩm.
- Độ cao mỗi tầng trung bình 3m đến 3,5m.
- Phòng lượn thông suốt, bảo đảm cho chim sải cánh thoải mái, diện tích tối thiểu 20m2. Độ cao tối thiểu 2m tính từ mái sân thượng, bố trí thông gió, cách nhiệt.
Lắp đặt nhà Yến : bao gồm 4 phần căn bản.
Phần gỗ:
- Là phần quan trọng do chim trực tiếp làm tổ, được gắn trực tiếp lên trần nhà theo quy cách 30 x 90cm; 40 x100cm; 40 x 120cm.
- Những điểm cần lưu ý: gỗ chuyên dụng nhà Yến đã qua sấy khô, bào rãnh cho chim bám. Mặt gỗ rộng 15; 20cm, dày 2cm. Phần mặt dài của ô gỗ (90,100,120) phải đặt vuông góc với hướng vào của chim (song song với miệng lỗ).
- Lắp gỗ phải bảo đảm vuông góc, đều, không được hở trần.
Phần Âm thanh:
- Loa góc trong nhà: Sử dụng loại loa chuyên dụng (đế thạch anh), lắp và đi dây theo bản vẽ chi thiết của kỹ thuật. Trung bình 100m2 sử dụng 30 cặp loa. Đi dây theo chuẩn Hifi.
- Loa dẫn dụ: Sử dụng những loại loa chuyên dụng công xuất lớn hơn loa góc, đặt tại những vị trí thông tầng, thông phòng để trung chuyển chim vào hệ thống loa góc sinh sống.
- Loa miệng lỗ: Sử dụng một loa đặc biệt âm thanh lớn làm loa trung tâm miệng lỗ (loa hút chim), bên cạnh đó hỗ trợ bằng 2 loa dẫn dụ.
- Loa mái nhà: Loa có tần số cao để gọi chim từ xa về tập trung trên mái nhà yến,thông thường sử dụng loại loa có họng dài để khuếch đại tần số, làm bằng nhựa hoặc gang, chống được nước mưa, đế thạch anh tạo độ bền cao, đặt trên đỉnh mái nhà, có độ nghiêng để nâng cao tần số khuếch đại và giảm tiếng ồn.
- Ampli: Sử dụng ampli riêng biệt cho mỗi hệ thống loa. Loại ampli chuyên dụng của Malysia có đầu đọc USB, thẻ nhớ như Denn, Nikodo, Nippon...sử dụng rất tốt. Điều chỉnh âm lượng của từng hệ thống sao cho phù hợp, giảm dần từ loa mái nhà vào đến loa góc.
- Tiếng chim: Gồm tiếng ngoài nhà, tiếng trong nhà và tiếng miệng lỗ (sử dụng trong trường hợp chim về nhiều nhưng hạn chế ra vào miệng lỗ trong thời gian dài).
Phần tạo ẩm : Gồm hệ thống tạo ẩm trong nhà; ngoài nhà.
Trong nhà : Dùng béc phun sương hoặc một số máy phun sương chuyên dụng nhập khẩu Malaysia để duy trì độ ẩm ổn định, tránh phun gần phần gỗ hay để đọng nước ra sàn. Không được phun qúa nhiều, tùy theo thời điểm khí hậu và đặc điểm địa lý để cài đặt giờ phun hoặc mức phun tự động.
Ngoài nhà : Làm mát hệ thống mái nhà, cho chim tắm trong những ngày nắng nóng. Sử dụng những béc phun lớn tạo hơi sương, hạ thấp nhiệt độ và nâng độ ẩm cho một khoảng không khí bảo phủ quanh mái nhà, giúp chim cảm nhận được sự khác biệt so với những vùng lân cận. Thời điểm cần duy trì thường xuyên: 12h – 17h30.
- Hỗ trợ cho hệ thống tạo ẩm bằng hồ nước, thùng nước đặt trong nhà (tránh làm hồ nước những tầng trên).
- Làm hào nước quanh nhà để ngăn chặn kiến, gián, chuột và hỗ trợ luồng không khí mát cho hệ thống thông gió.
Phần hóa chất : gồm 2 loại
- Hóa chất tạo mùi: Tạo mùi bầy đàn, xóa đi những mùi không cần thiết như mùi gạch đá xi măng, mùi do thi công, mùi gỗ…Tạo nên một bầu không khí như có hàng trăm cặp chim đang ở trong nhà. Thông thường sử dụng 4 loại kết hợp: KW3, PW, bột mùi (trắng) và phân chim thật.
- Hóa chất kích thích (hormone; pheromone): kích thích tuyến nước bọt, tạo mùi hưng phấn cho chim ở lại và làm tổ.Sử dụng nhiều trong trong trường hợp chim vào nhà nhiều nhưng ít ở, ít làm tổ.

Những phần phụ trợ khác
- Timer cơ: Cài đặt hệ thống tự vận hành cho nhà Yến.
- Đèn chống cú: bàn chông chống cú: Ngăn không cho chim săn mồi bay vào nhà Yến.
- Lọc nước: Chống phèn, tạo nguồn nước sạch cho hệ thống tạo ẩm hoạt động tốt.
- Camera: đầu ghi: Giúp theo dõi nhà Yến từ xa, tránh ra vào làm ảnh hưỡng tới chim trong thời gian đầu thăm dò nhà Yến.
- Bộ dự trữ điện: Có thể dùng bình Acquy xe hơi kết hợp với Inverter tự động đảo chiều để duy trì cho hệ thống âm thanh hoạt động những khi mất điện.
- Tổ giả: Gắn gần loa trong nhà để chim yên tâm ở lại trong thời gian chưa làm tổ, và những con chim non tự tin quẹt tổ trong lần đầu sinh sản…

- Một đặc điểm để phân biệt chim yến và các loài khác cùng họ với yến như én, đó là chim yến không bao giờ đậu, chúng chỉ treo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc những thanh làm tổ. (Đây có thể là một trong những lý do chim yến không bị nhiễm cúm gia cầm. Cho đến nay chúng ta chưa phát hiện cá thể yến nào bị nhiễm cúm gia cầm) Chim yến có thể bay rất nhanh Vận tốc bay tối đa có thể lên tới 130-160 km/h, do đó khoảng cách lý tưởng đến nơi có nguồi thức ăn không nên quá 20km. Bán kính vòng bay tối thiểu của chim yến 1,5- 2 m. Đây là một đặc điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng để xây dựng một ngôi nhà yến thành công. Tức là: nhà yến phải có phòng lượn tối thiểu là 16m2 mới phát huy hiệu quả. Một điều rất quan trọng, khi chim non bắt đầu rời tổ và tập bay, chúng bay chưa vững nên dễ va chạm vào các vách xung quanh, rớt và chết. Nếu chúng không chết, chúng sẽ bay khỏi nhà và không bao giờ trở lại.

- Do đó, một số nhà nuôi có bề rộng nhà nhỏ thường thất bại hoặc không phát triển sau nhiều năm. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến Từ 27-30 độ C. Độ ẩm thích hợp: 70-90%. Cần phải đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến để chim yến có thể đến ở và làm tổ. Chu trình sinh sản của chim yến Từ lúc chim yến bắt đầu làm tổ cho đến lúc chim con có thể bay là 115~132 ngày. Như vậy trong một năm, một cặp chim yến có thể làm tổ 2~3 lần. Đó là đặc tính rất đặc biệt của loài chim yến. Do đó, để thành công trong việc làm nhà nuôi yến, chúng ta cần lưu ý áp dụng những điều đặc biệt này để có một nhà yến thành công. 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây