Tổ yến đẹp -Nhà yến Khang Châu

Thứ bảy - 28/03/2020 23:28
Các yếu tố để tạo ra một tổ yến trắng đẹp, mời tham khảo thông tin dưới đây.
Tổ yến đẹp -Nhà yến Khang Châu
Theo kinh nghiệm bản thân của Duy Khiêm và cty yến sào Khang Châu và đã cho tổ yến đẹp gồm những yếu tố liên quan sau:
- Yếu tố thức ăn tại vùng đó là yếu tố chiếm tỉ lệ cao giúp cho tổ yến được đầy và kích thước đúng chuẩn A và bên trong mặt bụng tổ yến sẽ có nhiều xơ mướp để lót tổ cho chim non nở ra từ trứng.

- Kích thước tổ yến đạt qui chuẩn gọi là A thì theo Duy Khiêm chiều ngang hết tổ yến  phải từ 10cm-12cm.Chiểu cao tổ yến tính từ đáy bụng tổ yến đến vành trên tổ yến phải từ 6cm-10cm thì đạt chuẩn..kích thước càng lớn thì tổ càng giá trị.

- Yếu tố môi trường trong nhà chim ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến bao gồm:
+ Sàn sạch sẽ ko để tồn đọng phân quá nhiều sẽ gây nhiễm màu từ phân khi môi trường đô ẩm cao kết hợp với đối lưu không khí từ thấp đến cao,chắc chắn  tổ yến sẽ nhiễm màu dẫn đến không trắng đẹp.

+ Không khí đối lưu trong nhà yến phải ở mức độ vừa phải không quá mạnh tạo thành luồng sẽ sốc bụi phân lên trong trường hợp phân quá khô,sẽ bám bụi này vào tổ cũng gây đổi màu cho tổ yến.

+Độ ẩm trong nhà yến là yếu tố cực kì quan trọng để giúp chim nhả tổ ra trắng đẹp hơn.Chim nhả ra nước bọt trong môi trường đủ đô ẩm thì tổ sẽ khô đến 1 mức đô đúng với đô ẩm trong nhà,hơn nữa tổ yến sẽ hút hơi ẩm trong nhà yến giúp cho tổ yến không bị khô giòn,dẫn đến tổ bĩ biến dạng  xấu,gây gãy bể ,thậm chí là rơi rớt khi chưa thu hoạch..độ ẩm trong nhà từ 80-85% là ổn định nhất cho tổ đẹp.Tuy nhiên cách đặt cảm biến tại đâu để xác định vị trí chính xác để đo là tùy thuộc vào kỉ thuật của người đặt,nếu đặt sai dễ dẫn tới hư các thiết bị khác khi đô ẩm quá cao..vv..Theo Duy Khiêm là như vậy.Nên dùng máy phun ly tâm ( máy gà) để phân bố đều tương ứng với diện tích sàn nhà yến và lượng chim có trong nhà yến.Phân bố ra sao để phù hợp cần mục sở thị mới chính xác khoảng 90%.

+Ngoài ra 1 yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến trắng đẹp khác là tấm ván để cho chim làm tổ trên đó. Nên chọn loại nào không ra màu hoặc gây nhiễm màu trong quá trình thời gian chim yến làm tổ rất lâu..từ lúc quẹt tới lúc chúng ta hái tổ khoảng 115 ngày..Vì vậy nên chọn loại thanh làm tổ nào mà phù hợp và tốt cả về chất lượng tổ và chim thích làm tổ trên đó nữa..có những vật liệu quá lạnh chim sẽ chậm làm tổ trên đó.Tuyệt đối không được dùng lam bê tông cho dù max cao cỡ nào cũng sẽ nhiễm độc vào tổ yến mà hiện nay xuất khẩu cũng không được và thương lái thu mua cũng chê hoặc ép giá rất thấp..thiệt hại lâu dài cho chủ nhà yến khi dùng lam bê tông trong nhà yến,chưa kể khi cạy tổ sẽ có hiện tượng dính vữa cát xi măng vào tổ yến rất dơ và tổ yến phải cắt bỏ phần này dẫn đến tổ yến mất giá trị trầm trọng..Khuyến khích dùng gỗ đã qua xử lí đúng chuẩn và độ ẩm gỗ sau khi xử lí còn lại từ  8%-14%.

+ Nhiệt đô  bên trong phòng làm tổ duy trì ở 30-32 độ để cho nhà yến mát và chim có thể ấp nở trứng tốt..Nhiệt độ cao quá trên 34 độ thì sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong nhà yến.
vài ý kiến của những nhà chim lâu năm:

Phạm Tốn Cái nguyên nhân chính theo mình nghĩ là: 
1/ Sau 7 năm các bố đã thu được một khoản khá khá từ chim yến rồi. 
2/ Bắt đầu chủ quan, duy ý chí; Tự diễn biến - chuyển hoá sang các thể loại ăn chơi mới và lạ. 
3/ Ít quan tâm đến nhà chim và tình hình chim trong nhà như thế nào ( chủ yếu quan tâm chym chỗ khác?). 
4/ Giao hết cho lính làm mà ko theo dõi sát sao. 
5/ Có thể năm thứ 8 của nhà bác rơi đúng vào năm thức ăn ít, thời tiết khắc nghiệt. 
6/ Sự tác động của vùng trồng cây nông nghiệp: Hoa màu và cây công nghiệp do tác động của thuốc BVTV. 

‎Trần Quốc Phương‎ đến Yến sào Việt nam
13 phút · 
- Nhiều chủ nhà hay hỏi : thường thì nhà lâu năm chim cho chất lượng tổ rất tốt, tại sau nhà mình lúc trước tổ to , sần , đẹp mà giờ này tổ nhỏ lại , lông nhiều , mỏng và xấu?trong khi nhà dc 8 tuổi.
- Xin giải thích vầy thiếu Ý nào thì anh em góp vô nhé: Chim yến có tuổi thọ trung bình khoảng 6 đến 7 năm, đa phần khi nhà quý vị được 4,5 năm tuổi lúc này tổ rất đẹp và to vì lúc này là lúc chim yến ở độ tuổi xung mãn nhất, khác với lúc nhà 1,2 năm tuổi.ở khoảng thời gian này hầu như chất lượng tổ yến là đạt nhất. Còn khi nhà bạn bước qua 7 đến 8 tuổi thì hầu như những lứa chim đầu đàn đã chết chim non bắt đầu thay thế vào những vị trí đó, hầu hết chim chưa đến tuổi trưởng thành nên chất lượng và tổ sẻ xấu đi, mặt nhiên bầy đàn ko hề giảm , và sản lượng cũng vậy. Chim sẻ trưởng thành theo từng cấp độ và độ tuổi,
- Và cũng có thể ko loại bỏ quá trình đấu tranh sinh tồn và sự khắc nghiệt của môi trường và nguồn thức ăn dẩn đến dinh dưỡng kém và tổ ngày càng mỏng và nhỏ đi!
Cần lắm lời góp Ý chân thành.
Sẽ viết thêm ....

Lê Minh Hậu
3 giờ · 
- Về việc nghiên cứu nguyên nhân tổ yến Trắng trong nhà yến.
- Trích lời bạn FB Trúc Dương ( Truc Duong ) trả lời trong đoạn chát anh Vũ Tùng
- Cái comment này là mình nghĩ ra thôi, với mục đích đơn thuần là nghiên cứu, nếu có gì không đúng hoặc ảnh hưởng thương mại mong các bạn bỏ qua hoặc góp ý chỉnh sửa. 
- Tổ yến có hai thành phần chính đó là khoáng chất (vô cơ) và hữu cơ: chất vô cơ bao gồm khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho và magie, thành phần hữu cơ phong phú hơn là một số loại protein và axit amin như amide, humin, arginine, cystine, histidine, and lysin.
- Bản thân của hợp chất này khi yến nhả ra nó có màu trắng trong trong, để khô nó đục lại nhưng vẫn mang màu trắng. - Bạn quan sát tổ yến mới làm được cỡ 1/2 thì lúc nào cũng trắng tinh. Hái tổ 1/2 đó ngay thì đảm bảo chế biến đúng quy chuẩn thì sẽ ra tổ tinh chế trắng tinh như Ngọc trinh.
- Vậy các tổ để càng lâu trong nhà yến sẽ càng bị đổi màu, tuỳ môi trường trong nhà yến như thế nào, vị trí tổ yến ở chỗ nào trong nhà sẽ ảnh hưởng đến tốc độ biến màu và quyết định phần nào màu sắc của tổ. 
- Trong phân chim yến mới ỉa luôn có 1 đầu nhỏ màu trắng và đầu còn lại to hơn màu xám, phần trắng đó chính là phần hỗn hợp các loại acide vô cơ và hữu cơ do thận thải ra theo đường phân. Các acide này rơi xuống đâu chịu nằm yên trong cục trắng mà sẽ bay hơi phát tán phần nào trong môi trường nhà yến. Nồng độ của các acide này cao hay thấp tuỳ thuộc vào lượng phân thải ra nhiều hay ít, tình trạng vệ sinh phân của chủ nhà và độ luân chuyển khí tươi bên ngoài đi vào nhà và khí trong nhà đi ra ngoài. Khi acide tiếp xúc với tổ sẽ phản ứng với các chất vô cơ tạo ra các hợp chất có màu khác nhau, tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ acide trong không khí và độ ẩm. 
- Phần màu xám trong phân chim mới thật là phân do ruột tiêu hoá thức ăn thải ra, nó chứa rất nhiều chất hữu cơ và hàng tỷ loại vi khuẩn khác nhau. Vi khuẩn trong nhà, trong phân cũ, trong phân mới ỉa sẽ cũng nhau phân huỷ các kiểu.... các chất hữu cơ trong phân trong quá trình này tiếp tục tạo sa các acide như H2SO4, H2S,... các acide này phát tán vào không khí tiếp tục phản ứng với chất vô cơ trong tổ. 
- Một số vi khuẩn phát tán trong không khí trèo lên được tổ yến trắng, lúc này chúng bắt đầu phân hủy các chất hữu cơ có trong tổ. Tốc độ sinh sôi và phân hủy của vi khuẩn lại 1 lần nữa tỷ lệ thuận với số lượng vi khuẩn và độ ẩm của tổ. - -- Khi vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ này thì nó không còn màu trắng như xưa nữa. 
- Ngoài ra còn 1 yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến màu nữa là mốc, các nhà khoa học xếp mốc thuộc nhóm vi khuẩn nhưng đối với mình mốc là mốc mà thôi. Mốc phát triển trên bề mặt của vật thể chứa chất hữu cơ, chúng phát triển dầy đặc đan kín và làm biến màu của vật ký sinh, do đó một số tổ khi rửa bằng bàn chải thì có màu sáng ra tí.

Tùng Vũ Ngoài các yếu tố ae đã tham luận thì mình có thêm chút để so sánh giữa 2 môi trường yến đảo và yến nhà như sau:
--- yến đảo. Có môi trường trong lành, thông hơi thoáng khí, phân được tiêu hủy ngay tức thì. Hơi gió từ nước biển mang vị mặn của muối thổi vào, giống như một kháng sinh tự nhiên tiêu diệt vi khuẩn , nấm mốc, gió biển thì mênh mông bao la thay đổi chiều gió hàng ngày nên tổ yến đảo được bảo vệ và giữ nguyên tính chất ban đầu của nó.

--- yến nhà. Nếu quan sát kỹ, những nhà yến mới khi bầy đàn còn ít, các tổ được hình thành giai đoạn đầu đều trắng sạch. Theo thời gian tỉ lệ thuận bầy đàn, lượng chất thải , độ thông thoáng, các vi nấm tồn tại trong môi trường nhà yến chật hẹp, thiết kế nhà, thiết kế khung tổ theo mặt phẳng khung đóng tổ hình hộp lưu tích các chất khí có hại tồn lưu khiến tổ yến nhà bị vàng, sậm màu, yếu tố vệ sinh nhà yến không được coi trọng vì nguyên nhân cần tăng số lượng đàn, một điều nữa là đối với chúng ta chưa có sự tổng hợp phân tích các hình thể nhà yến cao thấp rộng hẹp, vì nghề yến nhà yến tại Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, chưa trải qua quá trình phát triển lâu năm như các nước khác cùng khu vực.

=>Kết lại theo suy nghĩ cá nhân, môi trường bên trong nhà yến rất cần được vệ sinh, không đơn thuần là don phân xịt rửa, mà còn quan trọng là diệt khuẩn vô hình, các dạng vi nấm, vi khuẩn có trong nhà yến do đặc thù của nhà yến đa số là nhỏ hẹp. Qua đây chúng ta cùng thực nghiệm để bước đầu đi tìm chân lý tổ yến trắng sạch.
TOYENDEP2
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây