YẾU TỐ NÀO CẢN TRỞ CHIM VỀ Ở NHÀ YẾN MỚI
YẾU TỐ NÀO CẢN TRỞ CHIM VỀ Ở NHÀ YẾN MỚI
Chắc chắn gần như 100 % các nhà yến mới đều gặp hiện tượng chim yến đến chào nhà yến lúc gần hoàn chỉnh chuẩn bị hoạt động.
Chắc chắn gần như 100 % các nhà yến mới đều gặp hiện tượng chim yến đến chào nhà yến lúc gần hoàn chỉnh chuẩn bị hoạt động.
YẾU TỐ NÀO CẢN TRỞ CHIM VỀ Ở NHÀ YẾN MỚI
Chắc chắn gần như 100 % các nhà yến mới đều gặp hiện tượng chim yến đến chào nhà yến lúc gần hoàn chỉnh chuẩn bị hoạt động.
Chim yến biết nhà nào dành cho chúng để đến sinh sống.
Chủ nhà yến, người làm kỹ thuật và công nhân xây dựng nhà yến đều có cảm giác hạnh phúc được động viên từ những cánh chim yến bay lượn, quần đảo trên bầu trời, những cánh chim này còn bay qua lổ ra-vào để đến các phòng làm tổ.
Chim yến rất tinh khôn và biết được đâu là nơi chúng có quyền đến, có quyền chọn lựa nơi cư trú để “đăng ký hộ khẩu” cư trú cho cuộc sống dài lâu của gia đình một vợ một chồng thủy chung, tận tụy dệt “tơ trời” cho người nhân gian bồi dưởng sức khoẻ, chửa bệnh và làm đẹp đời.
(minh họa) nhà yến mới
Khi nhà yến hoạt động, thời gian đầu 3-6 tháng, thật ngắn nhưng rất quan trọng so với cả cuộc đời nhà yến trăm năm, có nhiều chim yến đến thăm quan ra-vào. Chủ nhà yến mỗi ngày mỗi ngắm nhìn và thầm đếm số chim yến bay vào bay ra lổ ra-vào của nhà yến, rồi tìm dưới sàn nhà phân chim, để rồi một ngày nào đó khẳng định có bao nhiêu chim yến về ở. Đáp số có nhiều kết quả khác nhau:
• Có nhà yến, trong 3 tháng đầu đã có trên 100 chim yến tơ non về ở và bắt đầu quẹt nền tổ, sau đó số lượng chim tăng nhanh, sau 2-3 năm có trên cả ngàn con rồi vài ngàn con.
• Có nhà yến, sau tháng đầu số lượng chim đến thưa dần rồi chỉ có vài cặp chim yến tơ non về ở và cũng bắt đầu quẹt nền tổ, sửa tới sửa lui rồi cũng chỉ có vài cặp chim yến này, 2-3 năm sau số lượng chim cũng vậy, có tăng nhưng rất ít, không được bao nhiêu.
• Có nhà yến, được chục chim vô ở được vài ngày rồi lại ra đi, phải chỉnh sửa mới có tiến triển đến 2-3 năm có được vài trăm con.
• Có nhà yến, gần 4 năm không có con chim yến nào về, Mới đây chủ nhà yến phải cắt khóa vô nhà vì kỹ thuật không chịu bàn giao, chỉnh sửa được hơn 2 tháng chim đã về.
( Những kết quả của những nhà yến này, ghi nhận tại một số nhà yến ở Tam Thôn Hiệp, Cần Giờ, TP. HCM)
Điều gì, khi ban đầu số chim yến đến lui tới nhiều nhưng chấp nhận ở lại cư trú lại khác nhau, trong khi các nhà tư vấn kỹ thuật và chủ nhà yến đều khẳng định trước khi xây dựng nhà yến họ đã rành thuộc làm đúng không sai những nguyên tắc xây dựng nhà yến và nhà yến được hoạt động trong môi trường đạt chuẩn, sinh cảnh trong nhà yến đầy đủ .Và nếu đúng như vậy thì yếu tố nào xua đuổi không cho chim vào ở nhà yến mới.
Những yếu tố cản trở chim vào nhà yến mới
(i) Các cản trở đường bay của chim yến trong phòng bay dạo,.
(ii) Nhiều nhà yến cho xây tường che ánh sáng, tường xây chỉ cách lổ ra-vào không quá 2 m thậm chí có nhà yến xây tường chắn ánh sang cách lổ ra-vào chỉ 1 m. Nhiều nhà yến xây chuồng cu bề ngang không quá 2 m.
(iii) Khi chim bay qua lổ ra-vào gặp ngay các bức tường này, không thực hiện được đường bay dạo nên chim buộc phải đổi hướng bay trở ra. Chim có thể bay ra- vào nhà yến vài lần rồi bỏ nhà yến đi tìm nhà yến khác.
(iv) Lổ thông tầng từ chuồng cu xuống tầng trên cùng của nhà yến nằm sai vị trí
(v) Vị trí lổ thông tầng từ chuồng cu xuống tầng trên cùng của nhà yến, theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia ngành nuôi chim yến ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam là nằm tại vị trí cuối ở phía bên trong sàn chuồng cu.
(vi) Lổ thông tầng nằm ở vị trí này, chim yến sau khi bay vào lổ ra-vào sẽ bay dạo 2-3 vòng, khi đến lổ thông tầng sẽ bay xuống qua lổ đến các phòng làm tổ ở các tầng của nhà yến. Ngược lại, lổ thông tầng nằm sát lổ ra-vào, chim yến sau khi bay qua lổ ra-vào sẽ bay dạo 2-3 vòng , đụng tường của chuồng cu sẽ bay trở ra, tại đây có lổ thông tầng gần sát với lổ ra-vào, phần lớn chim yến sẽ bay ra lổ ra-vào không bay xuống thăm quan các phòng chim yến làm tổ, chỉ có rất ít số chim bay qua lổ thong tầng xuống các phòng làm tổ.
(vii) Ánh sáng của các phòng chim yến làm tổ trong nhà yến tối “ 0 lux” cũng là yếu tố ngăn không cho chim yến tìm xuống các phòng làm tổ này. Trong trường hợp nhà yến thật sự tối “0 lux”, nếu cần thiết, chim yến sẽ chỉ cư trú ở các khu vực gần lổ thông tầng nơi duy nhất trong nhà yến có độ sáng lớn hơn “0 lux”.
(viii) Chim yến sẽ không di chuyển xuống các phòng làm tổ ở các tầng dưới trong nhà yến nếu các phòng này tối “0 lux”
(ix) Mùi của nhà yến
(x) Khung hướng giảm thiểu chi phí đã làm xem nhẹ hoặc quên mất việc giải quyết mùi của nhà yến mới, mùi của vật liệu xây dựng tạo độ pH trên các bức tường, trần, sàn nhà yến .> 10, có thể> 13. Chim bay vào lổ ra-vào thăm quan, bay xuống phòng chim làm tổ gặp phải mùi nhà yến mới chỉ vài giây, không quá 1 phút là chim bay ngược ra. Mùi nhà yến mới sẽ nhả ra phóng thích và phải hết 3-6 tháng mới hết. Trong khoảng thời gian này, những chim yến đến chào mừng nhà yến mới sẽ không thể vào phòng chim làm tổ thăm dò và lần lượt phải bỏ đi tìm nhà yến khác, nơi cư trú mới khác.
(xi) Sau khi nhà yến đã hết mùi cement, sẽ có những chim yến khác tìm đến cư trú.
(xii) Kinh nghiệm cho thấy những nhà yến làm tốt xử lý mùi nhà yến mới ngay từ đâu, số lượng chim yến về ở trong 3-6 tháng đầu có thể lên đến 30-100 con nhưng nếu mùi của nhà yến mới không được giải quyết ngay từ đầu thì kết quả chim về ở sau 3-6 tháng chỉ có vài cặp chim yến về ở, rất ít. Điều này chưa có cơ sở KH-KT để thể giải thích…nhưng nhiều chủ nhà yến và các người làm kỹ thuật cho rằng, thời gian 3 tháng đầu của nhà yến là thời gian vàng, nhiều cặp chim yến rất thích đến thăm dò tìm hiểu. Chi phí để giải quyết xử lý mùi của nhà yến mới bằng dung dịch X. ODEL chiếm không quá 0,0003% chi phí đầu tư của nhà yến nhưng làm mất cơ hội vàng thu hút chim yến về ở trong giai đoạn đầu đời của nhà yến. Có thể dùng trái thơm (trái dứa) , xay nhuyển và quét lên tường nhiều lần để khử mùi cement nhà yến mới nhưng phải dùng số lượng lớn, dùng vài trái thơm, cắt 3, cắt 4 trái thơm rồi bỏ trên sàn không có tác dụng. Có chủ nhà yến dùng than đốt nóng xong nhà yến và có thể dùng trái bồ kết đốt để xong !!! .
(xiii) Tính chất của ván SWO-2 cho chim làm tổ gây cản trở. Ván dùng trong nhà yến phải là ván không mùi, không vị,và không cong vênh, có độ ẩm 10-12%. Ở những nơi không có điều kiện tiếp cận ván SWO-2 cũng có thể sử dụng các loại ván tạp phơi nắng không mùi, không vị, chim yến vẩn chấp nhận làm trú ở và làm tổ. Sử dụng ván có mùi, có vị đắng chát chim yến sẽ không bám trú ở lên ván mà có thể bay đến bám lên tường ở những ví trí khác trong nhà yến để trú ở. Sau 3-6 tháng khi mùi và vị của các tấm ván này giảm bớt chim sẽ di chuyển đến ở. Có trường hợp ván cứng bào láng mặc dù có xẻ rảnh, nếu chim bay đến bám không được, chim sẽ bay đến vị trí khác, nếu vẩn bám không được thì chim sẽ bay bám vào tường để trú và nếu không bám được, chim phải bay ra ngoài tìm nơi ở khác. Nhiều chủ nhà yến dùng ván cây tràm lai, cây keo lai và lấy phần lỏi cứng của cây, chim yến đeo bám không được nên chim phải bỏ đi, kết quả chủ nhà yến phải gở bỏ thay ván khác.
Một yếu tố khác là nấm mốc xuất hiện tấn công ván chim làm tổ do chủ nhà yến hoặc kỹ thuật có những sai sót chưa kịp điều chỉnh hệ thống tạo ẩm khi nhà yến hoạt động trong mùa mưa.
(xiv) Tấm lam cement và tấm lam đá hoa cương
Nhiều nhà yến có ván bị nấm mốc xâm hại bỏ ván thay tấm lam cement hoặc chủ nhà yến tính kế sách an toàn trăm năm dùng tấm lam cement hay lam đá hoa cương cho chim yến làm tổ. Để những tấm lam này hết mùi cement từ 3-6 tháng, trong những tháng đầu, chim yến có vào nhà yến nhưng không ở lại, không làm tổ được….phải chờ một thời gian.
(xv) Yếu tố môi trường của nhà yến.
(xvi) Các chủ nhà yến, người làm kỹ thuật đều nắm rỏ vùng nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ không khí luân chuyển tối ưu để chim yến chấp nhận cư trú.
(xvii) Kinh nghiệm cho thấy trong những tháng đầu của nhà yến, chim yến thường tập trung cư trú trong nhà yến ở những vùng ấm nhiệt độ 29-31oC, ẩm độ > 65%, ánh sáng trong nhà yến > 0,2 lux và sự dịch chuyển không khí là 0,1-0,5 m/s ( khi không chịu tác động của gió lùa thổi từ bên ngoài vào). Chim yến không thích ở những vùng tối ‘0 lux”, nhiệt độ < 27oC, ẩm độ < 65% và ở trong vùng không khí bị nhốt không dịch chuyển < 0,1 m/s.
(xviii) Sinh cảnh trong nhà yến
(xix) Âm thanh, tổ yến giả và mùi trong nhà yến được các nhà KH-KT ngành công nghiệp nuôi chim yến xác định là sinh cảnh trong nhà yến được tạo ra để chim yến khi vào thăm dò xác định “ nơi đây an toàn đã có đồng loại đang ở”, kết hợp với các yếu tố khác để chim yến quyết định ở lại cư trú hay không?.
(xx) Tổ yến giả thì là vật vô tri gắn trên ván nhưng không có lại không được. Kinh nghiệm cho thấy trong thời gian đầu rất cần cho chim yến ở lại và khi sinh sản, trong thời gian chúng quẹt nước bọt, nhiều nhà yến không gắn tổ giả, chim bỏ đi mặc dù chúng đã ở được 2-3 tháng. Âm thanh không có không được nhưng có phải đủ và đúng .
(xxi) Nhiều nhà yến mới, gặp lúc âm thanh trong nhà yến trục trặc, chim yến đã ờ không thấy tiếng chim, chúng bay vào nhưng không chịu ở, bỏ đi. Sử dụng loại loa rẻ tiền 10.000-12.000 đ/cái, nhập từ Malaysia, Trung Quốc về, đuôi có chử nhựa nổi của hiệu loa nhưng chất lượng nhựa pha tạp nhựa tái sinh nên không đồng nhất, âm thanh phát ra không trung thực nên là yếu tố để ngăn trở chim yến về ở.
(xxii) Mùi trong nhà yến phải làm đủ. Nhiều nhà yến trong 3 tháng đầu rơi vào hoàn cảnh là những ngày đầu làm mùi đầy đủ, sau đó lơi dần và cuối cùng không làm nữa, nhà yến không còn mùi, chim yến vào thăm dò thấy tổ yến giả, nghe âm thanh nhưng không ngửi không thấy mùi đồng loại, kinh nghiệm cho thấy những nhà yến này chim không ở hoặc nếu có ở thì số lượng rất ít.
(xxiii) Mùi cũng là yếu tố cần thiết như âm thanh và phải có liên tục cho đến khi số lượng phân chim yến của chim yến về ở trong nhà yến đủ để tạo mùi cho nhà yến, nếu sẽ là yếu tố cản trở chim yến về ở và một số chim yến đã ở bỏ đi.
Theo kinh nghiệm của tôi và nhiều anh em kỹ thuật, đây là những yếu tố cản trở chim yến về ở nhà yến mới được thống kê, chắc chắn sẽ còn nhiều yêu tố nữa cần bổ sung xin các anh chị em trong Diển đàn Tổ yến Việt Nam góp ý bổ sung.
Tác giả: TƯ.CHUNG –
Chắc chắn gần như 100 % các nhà yến mới đều gặp hiện tượng chim yến đến chào nhà yến lúc gần hoàn chỉnh chuẩn bị hoạt động.
Chim yến biết nhà nào dành cho chúng để đến sinh sống.
Chủ nhà yến, người làm kỹ thuật và công nhân xây dựng nhà yến đều có cảm giác hạnh phúc được động viên từ những cánh chim yến bay lượn, quần đảo trên bầu trời, những cánh chim này còn bay qua lổ ra-vào để đến các phòng làm tổ.
Chim yến rất tinh khôn và biết được đâu là nơi chúng có quyền đến, có quyền chọn lựa nơi cư trú để “đăng ký hộ khẩu” cư trú cho cuộc sống dài lâu của gia đình một vợ một chồng thủy chung, tận tụy dệt “tơ trời” cho người nhân gian bồi dưởng sức khoẻ, chửa bệnh và làm đẹp đời.
(minh họa) nhà yến mới
Khi nhà yến hoạt động, thời gian đầu 3-6 tháng, thật ngắn nhưng rất quan trọng so với cả cuộc đời nhà yến trăm năm, có nhiều chim yến đến thăm quan ra-vào. Chủ nhà yến mỗi ngày mỗi ngắm nhìn và thầm đếm số chim yến bay vào bay ra lổ ra-vào của nhà yến, rồi tìm dưới sàn nhà phân chim, để rồi một ngày nào đó khẳng định có bao nhiêu chim yến về ở. Đáp số có nhiều kết quả khác nhau:
• Có nhà yến, trong 3 tháng đầu đã có trên 100 chim yến tơ non về ở và bắt đầu quẹt nền tổ, sau đó số lượng chim tăng nhanh, sau 2-3 năm có trên cả ngàn con rồi vài ngàn con.
• Có nhà yến, sau tháng đầu số lượng chim đến thưa dần rồi chỉ có vài cặp chim yến tơ non về ở và cũng bắt đầu quẹt nền tổ, sửa tới sửa lui rồi cũng chỉ có vài cặp chim yến này, 2-3 năm sau số lượng chim cũng vậy, có tăng nhưng rất ít, không được bao nhiêu.
• Có nhà yến, được chục chim vô ở được vài ngày rồi lại ra đi, phải chỉnh sửa mới có tiến triển đến 2-3 năm có được vài trăm con.
• Có nhà yến, gần 4 năm không có con chim yến nào về, Mới đây chủ nhà yến phải cắt khóa vô nhà vì kỹ thuật không chịu bàn giao, chỉnh sửa được hơn 2 tháng chim đã về.
( Những kết quả của những nhà yến này, ghi nhận tại một số nhà yến ở Tam Thôn Hiệp, Cần Giờ, TP. HCM)
Điều gì, khi ban đầu số chim yến đến lui tới nhiều nhưng chấp nhận ở lại cư trú lại khác nhau, trong khi các nhà tư vấn kỹ thuật và chủ nhà yến đều khẳng định trước khi xây dựng nhà yến họ đã rành thuộc làm đúng không sai những nguyên tắc xây dựng nhà yến và nhà yến được hoạt động trong môi trường đạt chuẩn, sinh cảnh trong nhà yến đầy đủ .Và nếu đúng như vậy thì yếu tố nào xua đuổi không cho chim vào ở nhà yến mới.
Những yếu tố cản trở chim vào nhà yến mới
(i) Các cản trở đường bay của chim yến trong phòng bay dạo,.
(ii) Nhiều nhà yến cho xây tường che ánh sáng, tường xây chỉ cách lổ ra-vào không quá 2 m thậm chí có nhà yến xây tường chắn ánh sang cách lổ ra-vào chỉ 1 m. Nhiều nhà yến xây chuồng cu bề ngang không quá 2 m.
(iii) Khi chim bay qua lổ ra-vào gặp ngay các bức tường này, không thực hiện được đường bay dạo nên chim buộc phải đổi hướng bay trở ra. Chim có thể bay ra- vào nhà yến vài lần rồi bỏ nhà yến đi tìm nhà yến khác.
(iv) Lổ thông tầng từ chuồng cu xuống tầng trên cùng của nhà yến nằm sai vị trí
(v) Vị trí lổ thông tầng từ chuồng cu xuống tầng trên cùng của nhà yến, theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia ngành nuôi chim yến ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam là nằm tại vị trí cuối ở phía bên trong sàn chuồng cu.
(vi) Lổ thông tầng nằm ở vị trí này, chim yến sau khi bay vào lổ ra-vào sẽ bay dạo 2-3 vòng, khi đến lổ thông tầng sẽ bay xuống qua lổ đến các phòng làm tổ ở các tầng của nhà yến. Ngược lại, lổ thông tầng nằm sát lổ ra-vào, chim yến sau khi bay qua lổ ra-vào sẽ bay dạo 2-3 vòng , đụng tường của chuồng cu sẽ bay trở ra, tại đây có lổ thông tầng gần sát với lổ ra-vào, phần lớn chim yến sẽ bay ra lổ ra-vào không bay xuống thăm quan các phòng chim yến làm tổ, chỉ có rất ít số chim bay qua lổ thong tầng xuống các phòng làm tổ.
(vii) Ánh sáng của các phòng chim yến làm tổ trong nhà yến tối “ 0 lux” cũng là yếu tố ngăn không cho chim yến tìm xuống các phòng làm tổ này. Trong trường hợp nhà yến thật sự tối “0 lux”, nếu cần thiết, chim yến sẽ chỉ cư trú ở các khu vực gần lổ thông tầng nơi duy nhất trong nhà yến có độ sáng lớn hơn “0 lux”.
(viii) Chim yến sẽ không di chuyển xuống các phòng làm tổ ở các tầng dưới trong nhà yến nếu các phòng này tối “0 lux”
(ix) Mùi của nhà yến
(x) Khung hướng giảm thiểu chi phí đã làm xem nhẹ hoặc quên mất việc giải quyết mùi của nhà yến mới, mùi của vật liệu xây dựng tạo độ pH trên các bức tường, trần, sàn nhà yến .> 10, có thể> 13. Chim bay vào lổ ra-vào thăm quan, bay xuống phòng chim làm tổ gặp phải mùi nhà yến mới chỉ vài giây, không quá 1 phút là chim bay ngược ra. Mùi nhà yến mới sẽ nhả ra phóng thích và phải hết 3-6 tháng mới hết. Trong khoảng thời gian này, những chim yến đến chào mừng nhà yến mới sẽ không thể vào phòng chim làm tổ thăm dò và lần lượt phải bỏ đi tìm nhà yến khác, nơi cư trú mới khác.
(xi) Sau khi nhà yến đã hết mùi cement, sẽ có những chim yến khác tìm đến cư trú.
(xii) Kinh nghiệm cho thấy những nhà yến làm tốt xử lý mùi nhà yến mới ngay từ đâu, số lượng chim yến về ở trong 3-6 tháng đầu có thể lên đến 30-100 con nhưng nếu mùi của nhà yến mới không được giải quyết ngay từ đầu thì kết quả chim về ở sau 3-6 tháng chỉ có vài cặp chim yến về ở, rất ít. Điều này chưa có cơ sở KH-KT để thể giải thích…nhưng nhiều chủ nhà yến và các người làm kỹ thuật cho rằng, thời gian 3 tháng đầu của nhà yến là thời gian vàng, nhiều cặp chim yến rất thích đến thăm dò tìm hiểu. Chi phí để giải quyết xử lý mùi của nhà yến mới bằng dung dịch X. ODEL chiếm không quá 0,0003% chi phí đầu tư của nhà yến nhưng làm mất cơ hội vàng thu hút chim yến về ở trong giai đoạn đầu đời của nhà yến. Có thể dùng trái thơm (trái dứa) , xay nhuyển và quét lên tường nhiều lần để khử mùi cement nhà yến mới nhưng phải dùng số lượng lớn, dùng vài trái thơm, cắt 3, cắt 4 trái thơm rồi bỏ trên sàn không có tác dụng. Có chủ nhà yến dùng than đốt nóng xong nhà yến và có thể dùng trái bồ kết đốt để xong !!! .
(xiii) Tính chất của ván SWO-2 cho chim làm tổ gây cản trở. Ván dùng trong nhà yến phải là ván không mùi, không vị,và không cong vênh, có độ ẩm 10-12%. Ở những nơi không có điều kiện tiếp cận ván SWO-2 cũng có thể sử dụng các loại ván tạp phơi nắng không mùi, không vị, chim yến vẩn chấp nhận làm trú ở và làm tổ. Sử dụng ván có mùi, có vị đắng chát chim yến sẽ không bám trú ở lên ván mà có thể bay đến bám lên tường ở những ví trí khác trong nhà yến để trú ở. Sau 3-6 tháng khi mùi và vị của các tấm ván này giảm bớt chim sẽ di chuyển đến ở. Có trường hợp ván cứng bào láng mặc dù có xẻ rảnh, nếu chim bay đến bám không được, chim sẽ bay đến vị trí khác, nếu vẩn bám không được thì chim sẽ bay bám vào tường để trú và nếu không bám được, chim phải bay ra ngoài tìm nơi ở khác. Nhiều chủ nhà yến dùng ván cây tràm lai, cây keo lai và lấy phần lỏi cứng của cây, chim yến đeo bám không được nên chim phải bỏ đi, kết quả chủ nhà yến phải gở bỏ thay ván khác.
Một yếu tố khác là nấm mốc xuất hiện tấn công ván chim làm tổ do chủ nhà yến hoặc kỹ thuật có những sai sót chưa kịp điều chỉnh hệ thống tạo ẩm khi nhà yến hoạt động trong mùa mưa.
(xiv) Tấm lam cement và tấm lam đá hoa cương
Nhiều nhà yến có ván bị nấm mốc xâm hại bỏ ván thay tấm lam cement hoặc chủ nhà yến tính kế sách an toàn trăm năm dùng tấm lam cement hay lam đá hoa cương cho chim yến làm tổ. Để những tấm lam này hết mùi cement từ 3-6 tháng, trong những tháng đầu, chim yến có vào nhà yến nhưng không ở lại, không làm tổ được….phải chờ một thời gian.
(xv) Yếu tố môi trường của nhà yến.
(xvi) Các chủ nhà yến, người làm kỹ thuật đều nắm rỏ vùng nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ không khí luân chuyển tối ưu để chim yến chấp nhận cư trú.
(xvii) Kinh nghiệm cho thấy trong những tháng đầu của nhà yến, chim yến thường tập trung cư trú trong nhà yến ở những vùng ấm nhiệt độ 29-31oC, ẩm độ > 65%, ánh sáng trong nhà yến > 0,2 lux và sự dịch chuyển không khí là 0,1-0,5 m/s ( khi không chịu tác động của gió lùa thổi từ bên ngoài vào). Chim yến không thích ở những vùng tối ‘0 lux”, nhiệt độ < 27oC, ẩm độ < 65% và ở trong vùng không khí bị nhốt không dịch chuyển < 0,1 m/s.
(xviii) Sinh cảnh trong nhà yến
(xix) Âm thanh, tổ yến giả và mùi trong nhà yến được các nhà KH-KT ngành công nghiệp nuôi chim yến xác định là sinh cảnh trong nhà yến được tạo ra để chim yến khi vào thăm dò xác định “ nơi đây an toàn đã có đồng loại đang ở”, kết hợp với các yếu tố khác để chim yến quyết định ở lại cư trú hay không?.
(xx) Tổ yến giả thì là vật vô tri gắn trên ván nhưng không có lại không được. Kinh nghiệm cho thấy trong thời gian đầu rất cần cho chim yến ở lại và khi sinh sản, trong thời gian chúng quẹt nước bọt, nhiều nhà yến không gắn tổ giả, chim bỏ đi mặc dù chúng đã ở được 2-3 tháng. Âm thanh không có không được nhưng có phải đủ và đúng .
(xxi) Nhiều nhà yến mới, gặp lúc âm thanh trong nhà yến trục trặc, chim yến đã ờ không thấy tiếng chim, chúng bay vào nhưng không chịu ở, bỏ đi. Sử dụng loại loa rẻ tiền 10.000-12.000 đ/cái, nhập từ Malaysia, Trung Quốc về, đuôi có chử nhựa nổi của hiệu loa nhưng chất lượng nhựa pha tạp nhựa tái sinh nên không đồng nhất, âm thanh phát ra không trung thực nên là yếu tố để ngăn trở chim yến về ở.
(xxii) Mùi trong nhà yến phải làm đủ. Nhiều nhà yến trong 3 tháng đầu rơi vào hoàn cảnh là những ngày đầu làm mùi đầy đủ, sau đó lơi dần và cuối cùng không làm nữa, nhà yến không còn mùi, chim yến vào thăm dò thấy tổ yến giả, nghe âm thanh nhưng không ngửi không thấy mùi đồng loại, kinh nghiệm cho thấy những nhà yến này chim không ở hoặc nếu có ở thì số lượng rất ít.
(xxiii) Mùi cũng là yếu tố cần thiết như âm thanh và phải có liên tục cho đến khi số lượng phân chim yến của chim yến về ở trong nhà yến đủ để tạo mùi cho nhà yến, nếu sẽ là yếu tố cản trở chim yến về ở và một số chim yến đã ở bỏ đi.
Theo kinh nghiệm của tôi và nhiều anh em kỹ thuật, đây là những yếu tố cản trở chim yến về ở nhà yến mới được thống kê, chắc chắn sẽ còn nhiều yêu tố nữa cần bổ sung xin các anh chị em trong Diển đàn Tổ yến Việt Nam góp ý bổ sung.
Tác giả: TƯ.CHUNG –
Tags: that bai